Ung thư máu là loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Mặc dù ung thư máu thường được coi là bệnh lý không thể chữa khỏi, nhưng ngày nay y học phát triển kết quả điều trị tốt hơn nhiều nếu được điều trị thích hợp.
Bệnh ung thư máu
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần dẫn đến tình trạng thiếu máu có thể gây tử vong.
Hiện nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư máu chưa được biết rõ, nhưng đa số các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư máu là:
- Do có tiếp xúc với các nguồn phóng xạ hoặc ở người bệnh nhân đang xạ trị.
- Do tiếp xúc hoặc làm việc ở môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde
- Do một số yếu tố như: do biến đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu…
Dấu hiệu nhận biết được bệnh ung thư máu
Ung thư máu là một căn bệnh có triệu chứng muộn với biểu hiện ban đầu là ốm, sốt dễ làm người bệnh nhầm lẫn và bỏ qua. Bởi các biểu hiện của bệnh ung thư máu phụ thuộc nhiều vào số lượng các tế bào bạch cầu ác tính có trong máu cũng như cả vào vị trí các tế bào này gây ảnh hưởng tới cơ thể. Người bệnh có thể thấy một trong các biểu hiện sau.
1. Xuất hiện bất thường trên da bầm tím, đốm đỏ
Khi trên da thấy thường xuyên có các biểu hiện bất thường như bầm tím, đốm đỏ… không rõ nguyên nhân, không va đập… rất có thể đây là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư máu. Bởi đây là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
2. Thường xuyên đau đầu, xanh xao
Thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu kèm theo biểu hiện da xanh xao, đổ mồ hôi,...rất có thể là biểu hiện của sự suy thoái lưu lượng máu (ung thư máu khiến lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể) đưa lên não khiến cho não không được cung cấp đủ ôxy nên gây đau đầu.
3. Biểu hiện đau xương
Đau nhức xương cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tuổi tác, thời tiết thay đổi, lão hóa…nên không nghĩ đến bệnh lý nghiêm trọng. Trên thực tế, nguyên nhân của cơn đau không phải là đau xương khớp bình thường và đau đến từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu. Tùy theo mức độ của bệnh mà các cơn đau có thể xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng. và đau đến từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.
4. Thường xuyên chảy máu cam
Chảy máu cam rất thường gặp và nhiều người thường cho rằng đây là tình trạng nóng trong hoặc mắc các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng hay chảy máu cam rất có thể là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu. Chính vì vậy chảy máu cam nhiều lần rất có thể là biểu hiện của ung thư máu cần phải đi khám ngay.
5. Xuất hiện sốt thường xuyên
Khi mắc bệnh ung thư máu nên người bệnh sẽ bị suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Do vậy, người bệnh thường xuyên bị cảm, sốt,...và người bệnh sẽ thường xuyên sốt không rõ nguyên nhân.
6. Xuất hiện hạch bất thường
Các hạch này thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, bẹn,.. Hạch thường không nóng, không đau, kích thước đa dạng, và thường tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng,..
7 . Biểu hiện ốm yếu, mệt mỏi kéo dài, sụt cân
Khi mắc ung thư máu người bệnh thường cảm giác yếu cơ, không có sức, thường xuyên phải ngồi nghỉ ngơi, không thể vận động thể lực như người thường. Ngoài ra, người bệnh ung thư thường sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân, ăn uống kém, suy nhược, mệt mỏi kéo dài.
Máu được tim bơm vào hệ mạch máu và lưu thông khắp cơ thể. Máu gồm 2 thành phần chính là huyết tương và tế bào máu. Huyết tương là thành phần dịch chiếm khoảng 55 - 60%, gồm nước và các chất hòa tan, trong đó chủ yếu là các loại protein và điện giải. Thành phần tế bào của máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Ung thư máu là bất thường của hệ tạo máu, các tế bào ác tính được sản sinh, nhân lên và gây ra nhiều tổn thương hệ thống cho cơ thể. Ung thư máu gồm các bệnh như: Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, Bạch cầu cấp dòng mono, Bạch cầu mạn, Lympho Hodgkin, Lympho không Hodgkin,...