Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?

Khi bị dị ứng với nhiệt độ lạnh sau khi đi mưa về hoặc trong mùa đông nhiệt độ hạ xưống thấp, một số người có thể bị nổi mề đay hoặc nổi ban do lạnh. Các sẩn ngứa dữ dội, xuất hiện vài giờ rồi biến mất, sau đó lại nổi những mảng mới ở vị trí cũ hoặc chỗ khác.

Khi bị dị ứng với nhiệt độ lạnh sau khi đi mưa về hoặc trong mùa đông nhiệt độ hạ xưống thấp, một số người có thể bị nổi mề đay hoặc nổi ban do lạnh. Các sẩn ngứa dữ dội, xuất hiện vài giờ rồi biến mất, sau đó lại nổi những mảng mới ở vị trí cũ hoặc chỗ khác.

Những người dễ bị nổi mề đay thường có cơ địa nhạy cảm, vậy phải làm gì với căn bệnh này?

Lý do khiến nổi mề đay do lạnh

Mề đay do lạnh còn được gọi là phát ban dị ứng với nhiệt độ lạnh. Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể gây ngứa, sưng và phát ban trên da. 

Nguyên nhân của mề đay lạnh thường không rõ. Tế bào da của một số người dường như quá nhạy cảm, có thể là do đặc điểm di truyền hoặc có thể do virus hoặc bệnh khác gây ra. 

Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nó sẽ kích thích da sản xuất histamin và các hóa chất khác của hệ thống miễn dịch, có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.

Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?- Ảnh 1.

Biểu hiện nổi mề đay do lạnh.

Mề đay do lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị mề đay do lạnh là:

  • Tình trạng nổi mề đay hay gặp ở trẻ em hoặc thanh niên
  • Người bị nhiễm virus mycoplasma viêm phổi và tăng bạch cầu đơn nhân
  • Người mắc nhiều bệnh mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm gan, ung thư,…
  • Người mắc hội chứng tự viêm: Với nhiều đặc điểm di truyền, nó gây đau và các triệu chứng giống như cúm sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Diễn biến của nổi mề đay do lạnh

Biểu hiện nổi mề đay do lạnh thường bắt đầu khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh.

Hầu hết các phản ứng mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 4,4°C. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với nhiệt độ cao hơn. 

Ngoài ra, phát ban có nhiều khả năng phát triển trong điều kiện gió và ẩm ướt.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của mề đay lạnh bao gồm:

  • Xuất hiện các phát ban đỏ, ngứa nhẹ phát triển trên bề mặt da tiếp xúc, thường kéo dài khoảng nửa giờ.
  • Có biểu hiện sưng tay và môi khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Sưng cổ họng, lưỡi hoặc thậm chí tắc nghẽn đường thở do phù nề (khá hiếm gặp).
  • Một số người gặp phản ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?- Ảnh 2.

Cần mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh để tránh mề đay mẩn ngứa.

Các dấu hiệu và phản ứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Ngất
  • Ớn lạnh
  • Tim đập nhanh
  • Sưng ở tay hoặc chân, thân mình

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nổi mề đay lạnh thay đổi khác nhau ở từng người. Một số trường hợp mề đay do lạnh có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Cần làm gì khi nổi mề đay do lạnh?

Để điều trị mề đay do lạnh, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột. Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bao gồm:

- Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn giải phóng histamin có triệu chứng. Các ví dụ bao gồm: loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizine và desloratadine.

- Thuốc Cyproheptadine: là thuốc kháng histamine cũng ảnh hưởng đến các xung thần kinh gây ra các triệu chứng.

- Doxepin: Được sử dụng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm, loại thuốc này cũng có thể làm giảm các triệu chứng nổi mề đay do lạnh.

Để phòng bệnh luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh ăn thức ăn, uống các loại thuốc đã gây dị ứng; thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn sử dụng mỹ phẩm phù hợp; phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại...

Tóm lại: Nổi mề đay do lạnh là một trong những bệnh mẩn ngứa dị ứng do tiếp xúc hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với không khí lạnh để đề phòng phản ứng toàn thân nặng dẫn đến ngất, sốc, thậm chí tử vong. Ngoài ra, khi có các triệu chứng như khó thở, sưng cổ họng, chóng mặt cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Tác giả: BS.CKII. Nguyễn Văn Thanh
Nguồn:Sức Khỏe Đời Sống
LIÊN KẾT WEBSITE
TIN ĐỌC NHIỀU