Dâng hương tưởng niệm 232 năm Ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng), tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá (Yên Mỹ) đã diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm 232 năm Ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và kỷ niệm Ngày truyền thống y dược cổ truyền Việt Nam.

Ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng), tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá (Yên Mỹ) đã diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm 232 năm Ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và kỷ niệm Ngày truyền thống y dược cổ truyền Việt Nam.

Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Đào Hồng Lan, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các Thứ trưởng Bộ Y tế, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh...

Các đại biểu dự lễ dâng hương

Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và các đại biểu thành kính dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, người đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền nước nhà, một tấm gương sáng về y đạo, y thuật cho các thế hệ thầy thuốc noi theo.

Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm 1724 và mất ngày 15 tháng Giêng năm 1791. Ông là con thứ bảy của một gia đình đại trí thức ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Thuở nhỏ, ông theo cha học ở kinh thành Thăng Long, sớm nổi tiếng với tư chất thông minh, am tường cả nho, y, lý, số… Năm 26 tuổi, ông quyết từ bỏ chốn quan trường về quê ngoại phụng dưỡng mẹ già ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây, ông miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loại cây thuốc bản địa, làm thơ, dạy học, viết sách, chữa bệnh cứu người. Ông không những là một nhà y dược học vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, có tinh thần nhân văn sâu sắc. Sau khi mất, ông được Nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam.” 

Lễ dâng hương tưởng niệm là dịp tôn vinh đại danh y suốt đời đóng góp cho nền y học nước nhà, trân trọng những cống hiến của ông và khẳng định kế thừa, bảo tồn và phát triển sự nghiệp mà ông để lại vào công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. 

Ngoài phần lễ dâng hương, du khách thập phương được thưởng thức các điệu hát ca trù, hát chèo, những sản vật nổi tiếng của Hưng Yên, tham quan một số gian hàng thuốc đông y… tại khu di tích. 

Tác giả: Đào Doan - Lê Hiếu
Nguồn:Báo Hưng Yên
LIÊN KẾT WEBSITE
TIN ĐỌC NHIỀU