Nội soi tiêu hoá gây mê có hại gì không?

Nội soi tiêu hoá gây mê là thủ thuật y tế rất phổ biến. Tuy nhiên nhiều người lo lắng thuốc gây mê có thể gây hại. Hãy cùng giải đáp lo ngại này cùng chuyên gia...

Nội soi tiêu hoá gây mê là thủ thuật y tế rất phổ biến. Tuy nhiên nhiều người lo lắng thuốc gây mê có thể gây hại. Hãy cùng giải đáp lo ngại này cùng chuyên gia...

Nội soi gây mê là phương pháp được khuyến cáo mạnh mẽ trong các phương pháp nội soi tiêu hóa hiện nay. Nội soi tiêu hóa gây mê đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và giám sát các bệnh về hệ tiêu hoá, giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết về bên trong cơ thể để đưa ra những quyết định chính xác và tối ưu về điều trị và quản lý bệnh.

Nội soi tiêu hóa gây mê có hại gì cho sức khoẻ? - Ảnh 1.

Nội soi tiêu hóa gây mê là thủ thuật y tế rất phổ biến.

Vai trò của nội soi tiêu hóa gây mê bao gồm:

  • Chẩn đoán bệnh lý: Nội soi tiêu hóa gây mê cho phép bác sĩ kiểm tra và đánh giá bề mặt bên trong của dạ dày, ruột, thực quản và các cơ quan liên quan khác. Điều này giúp chẩn đoán các vấn đề như viêm loét, viêm đại tràng, bệnh dạ dày, ung thư tiêu hoá, và nhiều tình trạng khác.
  • Lấy mẫu sinh thiết: Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu các mô và tế bào từ các vùng bên trong cơ thể để kiểm tra chính xác bệnh tình. Việc này thường được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ về ung thư hoặc các vấn đề bệnh lý khác.
  • Điều trị: Có thể thực hiện các thủ thuật can thiệp ngay trong khi nội soi (cắt polyp, nong hẹp, thắt tĩnh mạch…).
  • Giám sát và theo dõi: Nội soi tiêu hóa cũng được sử dụng để giám sát và theo dõi các bệnh lý tiêu hóa như theo dõi tình trạng các khối u, theo dõi hiệu quả của liệu pháp điều trị, và đánh giá sự phục hồi sau các thủ tục.
Tuy nhiên, nội soi tiêu hóa thường gây khó chịu. Vì vậy, việc sử dụng thuốc gây mê toàn thân sẽ giúp cải thiện sự thoải mái của bệnh nhân.

Người bệnh sẽ được gây mê và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngắn. Trong khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cho bệnh nhân và khảo sát một cách kỹ càng

2. Các ưu điểm của nội soi tiêu hóa gây mê

  • Người bệnh không buồn nôn khó chịu, chỉ như trải qua giấc ngủ sâu êm dịu.
  • Bác sĩ dễ dàng thao tác và thực hiện quan sát nội soi được chi tiết, tỉ mỉ để phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất ở ống tiêu hoá
  • Thời gian nội soi từ 10-30 phút tùy vào tính chất, mức độ nghi ngờ hay đặc điểm ống tiêu hóa của bệnh nhân
  • Tăng độ an toàn, tránh gây tổn thương cho đường tiêu hóa.
  • Không có các biến chứng khó chịu sau nội soi.
  • Có thể ra về sau 30 phút theo dõi mà không phải ở lại.

Nội soi tiêu hóa gây mê có hại gì cho sức khoẻ? - Ảnh 2.

Nội soi tiêu hóa gây mê an toàn và không gây hại gì đến sức khoẻ.

3. Nội soi tiêu hóa gây mê có hại gì không?

Nội soi tiêu hóa gây mê không gây hại gì đến sức khoẻ. Thuốc mê khi tiêm vào cơ thể đều được tính toán kỹ lưỡng liều lượng, ở một lượng rất ít. Đặc biệt, thuốc mê sẽ được cơ thể đào thải hoàn toàn sau đó.

Tuy nhiên một số ít bệnh nhân có thể gặp dị ứng thuốc, hay rối loạn về nhịp tim và hô hấp. Các bệnh nhân luôn được khám, theo dõi liên tục trước, trong và sau gây mê nội soi.

Nhìn chung, gây mê nội soi được chứng minh là rất an toàn và hiệu quả trong khám và tầm soát ung thư ống tiêu hoá.

4. Một số lưu ý

Trước khi thực hiện nội soi tiêu hóa gây mê, bệnh nhân cần tuân theo một số hướng dẫn về ăn uống để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược và bất kỳ bệnh tật hoặc vấn đề sức khỏe nào đang mắc phải. Điều này giúp bác sĩ quản lý tốt thuốc gây mê và đảm bảo rằng quá trình nội soi sẽ diễn ra một cách an toàn.

Dưới đây là một số loại thuốc cần lưu ý:

- Thuốc chống đông máu: Các loại thuốc như aspirin, warfarin (coumadin) và các loại khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình nội soi. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu ngừng sử dụng hoặc điều chỉnh liều lượng.

- Thuốc giảm tiết acid dạ dày: Thuốc chống acid như omeprazole, lansoprazole và ranitidine có thể tác động lên môi trường dạ dày, làm thay đổi sự hiển thị của hình ảnh nội soi. Bác sĩ có thể hướng dẫn ngừng sử dụng trước nội soi.

Tác giả: ThS.BS. Trần Đức Cảnh
Nguồn:Bệnh viện K Trung ương
LIÊN KẾT WEBSITE
TIN ĐỌC NHIỀU